Cấu tạo cơ bản của giày bảo hộ như thế nào?

Giày bảo hộ được sử dụng với mục đích bảo vệ con người khỏi những chấn thương ở bàn chân do bị va đập hoặc tai nạn trong khi làm việc. Vậy, cấu tạo cơ bản của những đôi giày này như thế nào, nó gồm các bộ phận gì? Các bạn hãy theo dõi ngay trong bài viết dưới đây.

Cấu tạo cơ bản của giày bảo hộ

1, Mũi giày

Là bộ phận giữ chức năng chống va đập, bảo vệ cho phần ngón chân của người lao động. Theo như thông thường thì phần mũi giày sẽ được làm từ composite cứng hoặc bằng thép.

2, Mũ giày

Là bộ phận tiếp giáp với mũi giày cũng như với lưỡi gà của đôi giày bảo hộ và nó được trải dài sang 2 bên của giày. Mũ giày giúp bảo vệ đôi chân khỏi những lực tác động từ bên ngoài.

3, Đế giày

Đây là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với mặt đất hoặc bề mặt nên hầu như sản xuất từ cao su, vừa giúp giảm mài mòn lại giúp tăng ma sát. Thông thường, đế giày có các gai và rãnh sâu để giúp bám bề mặt tốt hơn, chống trơn trượt. Đồng thời, đế giày có thể lót tấm kim loại để phòng ngừa việc dẫm phải vật nhọn hoặc đinh, sắt thép, giảm thiểu tối đa tác động tới bàn chân. Vì thế khi mà chọn mua giày bảo hộ, bạn cần chọn các loại đủ cứng nhưng vẫn phải mềm dẻo để có thể di chuyển thật thoải mái và linh hoạt trong khi làm việc.

4, Lưỡi giày

Được tính từ nơi tiếp giáp trực tiếp với phần mũ giày. Lưỡi giày sẽ được đính với 2 bên má giày và mũi giày, ôm sát để bảo vệ mu bàn chân của người lao động.

5, Gót giày

Gót giày bảo hộ giúp bảo vệ mắt cá và phần gân sau cổ chân

Là mặt sau của giày bảo hộ, có tác dụng bảo vệ phần mắt cá chân cũng như phần gân ở sau cổ chân. Gót giày vừa phải cứng để bảo vệ chân lại vừa phải bọc lót thận trọng để không làm trầy xước vùng da gót chân.

6, Lót giày

Nằm ở trong đôi giày, tuy lót giày là bộ phận không mấy khi được chú ý nhưng lại giữ chức năng rất quan trọng. Lót giày sẽ bảo vệ lòng bàn chân không bị thương khi phải tiếp xúc đế giày hoặc khi di chuyển trong thời gian dài. Lót giày phải được chọn những chất liệu có khả năng hút ẩm tốt, không bị mùi và nhất là phải vừa chân để đem lại sự thoải mái tối đa. Ngoài ra, có những công việc đặc thù thì lót giày bảo hộ còn được làm từ thép hay composite để chống đâm xuyên.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về cấu tạo của một đôi giày bảo hộ trên thị trường hiện nay. Hãy quan sát và tìm hiểu thật kỹ để chọn cho mình những đôi giày phù hợp nhất bạn nhé.